Blog

25 Loài Cá Cảnh Dễ Nuôi Dành Cho Người Mới Bắt Đầu Nuôi Cá Cảnh

Viết bởi Shop Thủy Sinh
18/11/2023 (1 năm trước)

Nuôi Cá Cảnh ngày nay không chỉ là xu hướng, nó còn là một hình thức trang trí không gian sống của bạn thêm phần sinh động, bớt nhàm chán sau mỗi giây phút làm việc căng thẳng.

Những Lợi Ích Khi Nuôi Cá Cảnh

Người ta thường nói nuôi cá dưỡng tâm, nuôi cây dưỡng thần. Đúng vậy khi nuôi cá, ngắm cá bơi lội bạn sẽ cảm thấy tâm bạn tĩnh lại từ đó bạn sẽ có thời gian cho đầu óc được thư giãn. Dưới đây là một vài lợi ích tiêu biểu mà khi bạn nuôi cá cảnh sẽ nhận lại được:

  1. Tạo không gian thư giãn: Hồ cá cảnh tạo nên không gian thư giãn và làm dịu đi không khí trong nhà. là một đồ vật trang trí không gian, tạo nên một không gian động ở các khu vực tĩnh, các không gian chuyển tiếp giữa nhà bép và phòng khách...

  2. Tinh thần được thả lỏng: Cảnh quan của hồ cá cảnh có thể tăng tinh thần và tạo sự hứng khởi. Từ đó tạo nguồn cảm hứng làm việc và sáng tạo và gia tăng hiệu quả làm việc cho người nuôi cá.

  3. Hiểu thêm về thiên nhiên: Nuôi cá cảnh có thể giúp bạn phát triển kỹ năng quan sát và tìm hiểu về hành vi, tập tính của từng loài cá từ đó bạn sẽ cảm nhận được cuộc sống môi trường tự nhiên đầy thú vị của thế giới cá cảnh.

  4. Tạo cơ hội học hỏi: Nuôi cá cảnh là một cách tuyệt vời để học về sự sống và quan hệ sinh thái. Bạn có thể hiểu về chu kỳ sống của các loài cá, cách chúng tương tác với môi trường và cách chăm sóc cho chúng một cách đúng đắn. Hiểu thêm về các biện pháp xử lý nước, các thông số về nước từ đó áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác trong đời sống.

  5. Kết nối bạn bè: Từ việc học hỏi dẫn tới việc đam mê kết nối thêm những người bạn có cùng sở thích. Từ đó tạo tiền đề cho việc kết nạp thêm những người bạn tốt gắn kết đam mê.

Danh sách 25 Loài Cá Cảnh Dành Cho Người Mới Bắt Đầu

Dưới đây là danh sách 25 loài cá cảnh phổ biến và dễ chăm sóc cho người mới bắt đầu, được phân thành các nhóm dựa trên màu sắc và đặc điểm:

Cá Vàng (Goldfish)

  • Tên tiếng anh: Goldfish
  • Màu sắc: Vàng, đỏ, cam, đen...
  • PH: 6-7.5
  • Nhiệt độ: 25-30
  • Đặc điểm: Cá Vàng là một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất và thích hợp cho người mới bắt đầu. Chúng có nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau, và dễ dàng chăm sóc. Cá vàng ba đuôi có tập tính hiền hòa.
cá vàng

Cá Betta (Betta fish)

  • Tên tiếng anh: Betta Fish
  • PH: 6-7.5
  • Màu sắc: Đa dạng, bao gồm cam, đỏ và xanh
  • Đặc điểm: Cá Betta là loài cá cảnh đẹp và dễ chăm sóc. Chúng có nhiều màu sắc tươi sáng và có thể sống trong hồ cá nhỏ. Cá betta có tập tính hung dữ, nên cẩn trọng khi nuôi chung với các loài cá cảnh khác.
cá betta

Cá Bảy màu (Guppy-Fish)

  • Tên tiếng anh: Guppy Fish
  • PH: 6-7.5
  • Nhiệt độ: 26-30 độ C
  • Màu sắc: Đa dạng, bao gồm đỏ, cam, vàng, xanh lá cây và xanh dương...
  • Đặc điểm: Cá Mắt To là loài cá nhỏ và nổi tiếng với màu sắc đa dạng. Chúng rất dễ sinh sản và phù hợp cho người mới bắt đầu. Có tập tính ôn hòa, thích sống bầy đàn.
Cá bảy màu Guppy

Cá Xecan (Cá tứ vân)

  • Tên khoa học: Puntius Tetrazona (Tiger barb, Sumatra barb)
  • PH: 6-8
  • Nhiệt độ: 25-30 độ C
  • Màu sắc: Vàng nhạt và kèm theo các sọc bên thân giống như sọc vằn của những con hổ
  • Đặc điểm: Là loài cá cảnh dễ nuôi, có hình dạng bề ngoài thu hút. Đây là loài cá thích hợp nuôi trong bể cá cộng đồng.
cas xecan

Cá Mún Đen (Black Molly)

  • Tên khoa học: Black Molly
  • PH: 6-7
  • Nhiệt độ: 25-30 độ C
  • Màu sắc: Đen
  • Thức ăn: ăn tạp, ăn chung được với các loại thức ăn với các loài cá cảnh khác.
  • Hình thức sinh sản: đẻ con
  • Đặc điểm: Cá mún đen có kích thước trung bình khoảng 3-4cm do vậy chúng phù hợp với đa dạng các kích cỡ bể nuôi. Với 1 màu đen tuyền huyền bí và khả năng thích môi trường cao nên cá mún đen được rất nhiều sự lựa chọn của người mới bắt đầu nuôi cá cảnh.
cá mún đen

Cá sặc gấm xanh (Blue Gourami)

  • Tên khoa học: Trichogaster trichopterus 
  • Màu sắc: Xanh
  • PH: 6-8
  • Nhiệt độ: 25-30 độ C
  • Đặc điểm: Cá Cảnh Mắt Xanh có màu sắc xanh đẹp và có thể sống trong hồ cá vừa tới cỡ lớn. Tùy vào môi trường nuôi và chế độ ăn uống mà cá sẽ có màu xanh Sky đậm hay nhạt. Thoạt nhìn chúng rất giống với cá đuôi cờ ở ngoài tự nhiên.
cá sặc gấm xanh

Cá Ngân Bình Mắt Đỏ (Red Eye Tetra)

  • Tên khoa học: Moenkhausia sanctaefilomenae
  • PH: 6-8
  • Nhiệt độ: 25-30 độ C
  • Màu sắc: trắng bạc, mắt đỏ kèm sọc đen ở phần đuôi
  • Đặc điểm: Vẻ ngoài giống với 1 con cá diếc nhưng điểm thú vị của loài cá này là một vệt đỏ đậm ở phía trên mắt tạo nên điểm thu hút rất đặc biệt. Đây là dòng cá cảnh dễ nuôi và thích hợp với nhiều điều kiện bể cá khác nhau.
cá ngân bình

Cá Mún vàng đen (Black and Yellow Molly)

  • Tên khoa học: Poecilia sphenops
  • PH: 6-8
  • Nhiệt độ: 25-30 độ C
  • Màu sắc: Đen và vàng
  • Đặc điểm: Cá mún vàng đen đúng với cái tên của nó, với 2 khoang vàng và đen đây cũng là nét độc đáo của loài cá này. Cũng như các loài cá mún khác thì cá mún vàng đen cũng rất dễ nuôi, sinh sản tốt phù hợp với người mới chơi cá.
cá mún vàng đen

Cá Đuôi kiếm (Green Swordtail)

  • Tên khoa học: Xiphophorus hellerii
  • Màu sắc: xanh và sọc đỏ
  • PH: 6-8
  • Nhiệt độ: 24-30 độ C
  • Đặc điểm: Cá đuôi kiếm có màu sắc trắng bạc, và 2 sọc xanh và đỏ chạy dọc 2 bên của thân cá tạo nên điểm nhấn cho loài cá này. Do có kích thước nhỏ nên chúng phù hợp với nhiều môi trường bể nuôi cá khác nhau.
cá đuôi kiếm

Cá Cảnh Mắt Đỏ Vàng (Guppy AB Red Lace)

  • Tên tiếng anh: AB Red Lace Guppy fish
  • PH: 6-8
  • Nhiệt độ: 27-30 độ C
  • Màu sắc: Đỏ và vàng cam
  • Đặc điểm: Cá bảy màu Mắt Đỏ Vàng cam (Guppy AB Red Lace) có màu sắc đỏ và vàng tươi sáng. Chúng dễ sinh sản và phù hợp cho người mới bắt đầu.
cá bảy màu mắt cam

Cá Phượng Hoàng Vàng

  • Tên tiếng anh thường gọi: Gorgeous Gold Ram
  • PH: 6-8
  • Nhiệt độ: 25-30 Độ C
  • Màu sắc: Vàng
  • Đặc điểm: Cá phượng hoàng vàng có màu sắc vàng là chủ đạo, loài cá này có tính bơi lội chậm dãi và tập tính bơi theo đàn nên nếu bạn nuôi dòng cá này hãy lựa chọn nuôi 4-5 con trong 1 bể để thêm đẹp hơn nhé.
cá phường hoàng vàng

Cá Chuột Coffee:

  • Màu sắc: đen nâu
  • PH: 6-8
  • Nhiệt độ: 25-30 độ C
  • Đặc điểm: Là loài cá tầng đáy, giúp vệ sinh các loại thức ăn thừa của các loài cá cảnh khác. Đây là dòng cá chuột rất phổ biến do chúng có giá thành rẻ và dễ nuôi.
cá chuột coffee

Cá cánh buồm dạ quang

  • Tên khoa học: Gymnocorymbus ternetzi
  • PH: 6-8
  • Nhiệt độ: 24-30 độ C
  • Màu sắc: Nhiều màu đa dạng
  • Đặc điểm: Cá cánh buồm dạ quang có rất nhiều màu sắc do vậy chúng rất thích hợp để bạn có thể nuôi trong một chiếc bể cộng đồng. Cá cánh buồm cũng có tập tính hiền hòa nên có thể nuôi chung với nhiều loài cá cảnh khác nhau
cá cánh buồm dạ quang

Cá Sóc đầu đỏ

  • Tên khoa học: Rummynose Tetra
  • PH: 6-8
  • Nhiệt độ: 25-30 độ C
  • Màu sắc: Trắng và đầu đỏ
  • Đặc điểm: Là dòng cá cảnh có kích thước nhỏ với tập tính hiền hòa và bơi theo đàn nên đây cũng là loài cá được nhiều người chơi thủy sinh yêu thích.
cá sóc đầu đỏ

Cá Bút Chì

  • Tên khoa học: Paracheirodon axelrodi
  • PH: 6-8
  • Nhiệt độ: 24-30 độ C
  • Màu sắc: Trắng bạc sọc đen
  • Đặc điểm: Là loài cá cảnh rất hot bởi khả năng xử lý các loại rêu hại bên trong bể thủy sinh, cá cảnh đặc biệt là rêu chùm đen. Đây là loài cá cảnh được nhiêu người chơi thủy sinh yêu thích bởi ngoài khả năng diệt rêu trong bể chúng còn bơi theo đàn tạo hiệu ứng rất đẹp khi thả vào trong bể thủy sinh.
cá bút chì

Cá Hồng Mi Ấn Độ (cá tên lửa)

  • Tên tiếng anh: Denison Barb
  • PH: 6-8
  • Nhiệt độ: 26-30 độ C
  • Màu sắc: trắng bạc, kèm sọc đen và đỏ dọc thân cá
  • Đặc điểm: Là loài cá hiền lành và tập tính bơi theo đàn phù hợp cho bể cá cộng đồng rộng rãi. Kích cỡ khi trưởng thành 12-14cm.
cá hồng mi ấn độ

Cá Neon

  • Tên khoa học: Paracheirodon innesi
  • PH: 6-8
  • Nhiệt độ: 27-30 độ C
  • Màu sắc: đa dạng màu sắc và kiểu hình
  • Đặc điểm: Là dòng cá phổ biến trong thế giới thủy sinh, chúng có kích thước nhỏ và tập tính bơi theo đàn vì vậy sẽ phù hợp với nhiều như cầu của người nuôi cá cảnh.
cá neon

Các dòng cá Mún

  • Tên khoa học: Poecilia sp
  • Ph: 6-8
  • Nhiệt độ: 25-30 Độ C
  • Màu sắc: Đen, bạc và vàng, chấm bi, đỏ....
  • Đặc điểm: Cá dòng cá mún rất đa dạng về màu sắc, chúng biết đến vởi khả năng sinh sản tốt dễ nuôi và tuổi thọ có thể kéo dài tới 4-5 năm, do vậy cá mún là sự lựa chọn hàng đầu đối với người nuôi cá cảnh.
cá mún

Cá tam giác vua

  • Tên khoa học: Harlequin rasbora
  • Nhiệt độ: 24-30 độ C
  • Màu sắc: cam đỏ chấm đen
  • Đặc điểm: cá tam giác vua rất hiền và có tập tính bơi theo đàn do vậy cá tam giác là dòng cá thả bể thủy sinh rất thích hợp. Do chúng có kích thước nhỏ nên cũng không chiếm quá nhiều diện tích của bể.
cá tam giác vua


Cá Sọc ngựa (cá ngựa vằn)

  • Tên khoa học: Hippocampinae
  • Màu sắc: đa dạng về màu sắc, nhưng có 1 đặc điểm chung là các đường sọc thân giống như những con ngựa vằn
  • Đặc điểm: Là dòng cá mới lạ rất thu hút người chơi bởi ngoại hình đa dạng. Cá sọc ngựa rất nhanh nhẹn bên trong bể nuôi cá, chúng thường xuyên di chuyển bơi lại trong hồ không trầm tĩnh như các loài cá cảnh khác.
cá sọc ngựa

Cá Diếc Anh Đào (diếc gấc)

  • Tên khoa học: Puntius titteya
  • Ph: 6-8
  • Nhiệt độ: 24-30 độ C
  • Màu sắc: đỏ
  • Đặc điểm: Là loài cá hấp dẫn với màu đỏ ửng như hoa anh đào, một số nơi còn gọi dòng cá là là cá diếc gấc bởi những con đực có màu sắc rất đỏ.
cá diếc anh đào

Cá da rắn - Snakeskin Barb

  • Tên khoa học: Systomus rhomboocellatus
  • PH: 6-8
  • Nhiệt độ: 24-30 độ C
  • Màu sắc: trắng bạc và kèm các hoa văn da rắn
  • Đặc điểm: Là mọt loài cá cảnh rất đẹp, bạn sẽ bị thu hút ngay bởi lần nhìn đầu tiên với những hoa văn họa tiết như da rắn.
cá da rắn

Cá Cầu Vồng (Melanotaenia boesemani)

  • Tên khoa học: Melanotaenia boesemani
  • Ph: 6-8
  • Nhiệt độ: 24-30 độ C
  • Màu sắc: rất đa dạng về màu sắc
  • Đặc điểm: Là một dòng cá cảnh dễ nuôi, phù hợp nhất khi thả trong các bể cá biotope, bể cá cộng đồng.
cá cầu vồng

Cá Congo tetra (Phenacogrammus interruptus)

  • Tên khoa học: Phenacogrammus interruptus
  • Ph: 6-8
  • Nhiệt độ: 24-30 Độ C
  • Màu sắc: Trắng bạc, sọc đỏ
  • Đặc điểm: Cũng như dòng cá cầu vồng cá congo tetra rất được ưa thích trong bể nuôi cộng đồng. Congo tetra cũng rất dễ chăm sóc bởi chúng có thể thích nghi với nhiều điều kiện nước khác nhau.
cá congo tetra

Cá Otto

  • Tên khoa học: Otocinclus affinis
  • PH: 6-8
  • Nhiệt độ: 24-29 độ C
  • Màu sắc: đen
  • Đặc điểm: Là loài cá phổ biến trong bể cá thủy sinh với chức năng mút các loại rêu hại bám kính và bám lá một cách hiệu quả. Là một dòng cá dễ nuôi chủ yếu bám vào các đồ tráng trí, lá cây, nền bên trong bể nuôi cá để làm sạch.
cá otto

Chọn Loài Cá Phù Hợp

Trên đây là 25 loài cá cảnh mà chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn, các loài cá này đều dễ nuôi và chăm sóc, nếu bạn lựa chọn một trong số chúng để nuôi thì hãy thiết lập một bể nuôi với các thông số nhiệt độ và PH phù hợp để có thể chăm sóc chúng một cách tốt nhất nhé.


Các câu hỏi thường gặp về các loài cá cảnh dễ nuôi

  1. Loài cá nào phù hợp cho người mới bắt đầu?
  • Cá Vàng (Goldfish), Cá Betta (Betta fish) và Cá Mắt To (Guppy) là những loài cá phổ biến và dễ chăm sóc phù hợp cho người mới bắt đầu.
  1. Loài cá nào dễ sinh sản?
  • Cá bảy màu (Guppy) và mún (Molly fish) là hai loài cá dễ sinh sản và phù hợp cho người mới bắt đầu.
  1. Loài cá nào phù hợp cho hồ cá cỡ nhỏ?
  • Cá Betta (Betta fish), Cá bảy màu (Guppy), cá tam giác, cá neon...
  1. Loài cá nào có màu sắc đặc biệt?
  • Cá Betta (Betta fish), Cá bảy màu, cá phượng hoàng...
  1. Có những điều gì cần lưu ý khi nuôi cá cảnh?
  • Đảm bảo rằng hồ cá có môi trường và nhiệt độ phù hợp cho loài cá mà bạn chọn. Hãy thực hiện việc thay nước định kỳ và cung cấp thức ăn đúng lượng. Đồng thời, hãy kiểm tra sức khỏe và tình trạng nước của cá thường xuyên. Kiểm tra các thông số PH để luôn đảm bảo chúng không quá thấp hoặc quá cao. Trồng thêm các loài cây thủy sinh để trang trí tạo cảnh quan, đồn thời giúp cá có nơi ẩn nấp khi cần thiết.
  1. Nuôi cá có phải là một công việc khó khăn?
  • Nuôi cá cảnh không phải là một công việc khó khăn nếu bạn có kiến thức cơ bản và theo đúng các nguyên tắc chăm sóc cá. Hãy đọc thêm về từng loài cá và hỏi ý kiến chuyên gia nếu cần.

Kết Luận

Nuôi cá cảnh có thể mang đến rất nhiều lợi ích về thể chất và tinh thần. Với danh sách 25 loài cá cảnh dễ chăm sóc và đa dạng màu sắc, bạn có thể lựa chọn những con cá phù hợp với sở thích và điều kiện nuôi của mình. Để có một hồ cá cảnh đẹp và lành mạnh, hãy tìm hiểu kỹ về từng loài cá và hãy đảm bảo rằng bạn đáp ứng đủ các điều kiện để chăm sóc chúng. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn thành công trong việc nuôi cá cảnh!

Bài viết liên quan

Danh mục
Giỏ hàng

Bạn đã thêm 0 sản phẩm.
Tổng số lượng là 0.

Thanh toán 0₫