Cây thủy sinh không cần co2 và đất nền dễ trồng, luôn được sự quan tâm rất lơn đối với người chơi thủy sinh nói chung và người chơi cá cảnh nói riêng bởi sự phức tạp khi phải sắm bình co2 lỉnh kỉnh.
Cây thủy sinh không cần co2 và đất nền luôn được sự quan tâm rất lơn đối với người chơi thủy sinh nói chung và người chơi cá cảnh nói riêng bởi sự phức tạp khi sử dụng như (không gian chật hẹp, sợ bình co2 nguy hiểm, sợ sự rườm rà, mục đích chủ yếu nuôi cá và nuôi cây là phụ...) Có muôn vàn lý do mà bạn chưa hoặc không muốn sử dụng co2 để trồng cây thủy sinh, do vậy ở bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cặn cẽ về các loài cây thủy không cần co2 và các loài cây thủy sinh không cần đất nền để phần nào giúp bạn có thể loại bỏ rào cản sắm bình co2 khi chơi cây thủy sinh.
Có lẽ trong các loại cây thủy sinh thì dương xỉ là một trong những loài cây thủy sinh có sức sống mãnh liệt, điều kiện duy nhất mà bạn cần biết về dòng cây này đó chính là nhiệt độ. Cây thủy sinh dương xỉ rất thích sống trong môi trường nhiệt độ mát (20-28 là khoảng nhiệt độ ưa thích của dòng cây này). Một vài dòng dương xỉ phổ biến được nhiều người nuôi cá và thủy sinh thường xuyên sử dụng bao gồm (Dương xỉ mỹ nhân, dương xỉ lá hẹp, dương xỉ sừng hươu, Dương xỉ Java, Dương xỉ Thors Hammer, Dương xỉ lá kim, Dương xỉ philip, dương xỉ petite...).
Đặc điểm chung của các dòng dương xỉ này là chúng rất dễ thích nghi với môi trường, bạn có thể cột chúng lên các viên đá hay khúc gỗ lũa trang trí bên trong hồ, cung cấp một lượng ánh sáng nhỏ là chúng đã có thể phát triển.
Các dòng cây thủy sinh thuộc họ trầu bao gồm (trầu bà lá dài, trầu bà lá đại, trầu bà tròn, trầu bà vàng, trầu bà coffee, ráy nana tàu, ráy nana petite) là những dòng cây thuộc dạng dễ trồng không cần tới co2. Tuy nhiên để cây có thể phát triển đẹp song song với chiếc bể của bạn cũng cần tới sự ổn định về nhiệt độ và PH của nước.
Cũng giống như dương xỉ, để trồng chúng trong bể bạn cần phải buộc hoặc dán chúng cố định bên trong hồ, tránh trôi nổi va đập.
Cây lan nước rất phổ biến không chỉ đối với người chơi thủy sinh mà những anh em nuôi cá cảnh cũng quá quen thuộc với dòng cây này. Đây là một dòng cây thủy sinh vô cũng dễ chăm sóc, bạn chỉ cần cố định chúng vào một không gian bên trong hồ chơi thủy sinh hoặc cá cảnh, sau một thời chúng sẽ phát triển đáng ngạc nhiên, đặc biệt khi cây phát triển lớn chúng sẽ vượt qua khỏi mặt nước và tiếp tục phát triển chiều cao của chúng. Cây lan nước rất phù hợp cho các dạng trang trí bể cá cảnh ngoài trời.
Tiêu thảo nâu là dòng cây thủy sinh có sức sống mãnh liệt, chúng hoàn toàn có thể phát triển mạnh mẽ mà không cần tới khí co2 khi trồng. Cũng vì đặc tính dễ trồng của dòng cây thủy sinh này mà chúng thường được người nuôi tép cảnh và cá cảnh thường xuyên sử dụng để làm cây trang trí trong bể. Tiêu thảo nâu cũng là dòng cây thủy sinh sống được ở ngưỡng Ph khá cao, vì vậy chúng còn được trồng trong bể nuôi tép sula, một môi trường có độ cứng PH 7.5-8.5
Trầu Iguazu 2009 có tên tiếng anh là Echinodorus Iguazu 2009 là dòng cây thủy sinh rất dễ thích nghi với nhiều môi trường bể nuôi trồng cây thủy sinh, bể cá, bể tép. Chúng cũng có thể phát triển mạnh mẽ mà không cần phải tới điều kiện cung cấp khí co2. Dòng cây thủy sinh này thường được trang trí điểm bố cục bên trong hồ chơi thủy sinh hoặc sử dụng dụng trang trí cho bể nuôi tép cảnh đồng thời chúng cũng có tác dụng khử độc tố bên trong hồ nuôi tép (no3-no4).
Huyết Tâm Lan là dòng cây được biết đến với vẻ đẹp rực rỡ với những chiếc lá thon nhỏ, chúng thuộc dòng cây thủy sinh rất dễ trồng, bạn hoàn toàn có thể trồng chúng với điều kiện môi trường thiếu khí co2, tuy nhiên đối với các dòng cây có sắc tố màu đỏ để trồng chúng đạt độ rực rỡ tối đa thì bạn vẫn phải cung cấp co2, việc cung cấp co2 sẽ giúp hòa tan các loại sắt bên trong hồ nuôi trồng cây, giúp chúng có thể hấp thụ và tăng cường sắc tố đỏ. Huyết Tâm Lan cũng thuộc dòng cây thủy sinh cắt cắm, có tốc độ phát triển cao, phù hợp trồng trong bể cá, bể thủy sinh theo phong cách hà lan đa dạng sắc màu.
Khi còn là lá cạn thì cây có những chiếc lá nhỏ xếp tầng giống như một cây thông, khi ở môi trường dưới nước cây thay đổi hình thể hoàn toàn, với những chiếc lá nhỏ dài mọc dọc thân cây giống như những chiếc lá của cây dừa. Cũng chính vì 2 lý do này mà dòng cây thủy sinh này có 2 tên gọi khác nhua như vậy. Thông lá kim rất dễ trồng, vị trí thường trồng trong bể thủy sinh là hậu cảnh hoặc trung cảnh tùy thuộc vào kích thước và bố cục của mỗi chiếc bể.
Trong các dòng cây thủy sinh trồng tiền cảnh có lẽ cây thủy sinh rau má hương là một trong những cây có độ phổ biến khá cao. Một trong những ưu điểm của dòng cây này đó chính là nhỏ nhắn, mọc theo bụi đan xen lẫn nhau tạo thành một thảm thực vật xanh rất cuốn hút. Rau má hương cũng thường xuyên được người chơi thủy sinh trồng ở các khe đá của bố cục hồ thủy sinh, hoặc trang trí các bố cục núi đá rất đẹp. Nếu bạn là người yêu thích cây thủy sinh này mà chưa có điều kiện trang bị bình khí co2 thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm trồng vì rau má hương rất dễ trồng, chúng không cần thiết phải dùng tới co2 trong môi trường bể nuôi trồng.
Các loại rêu thủy sinh này có một vài đặc điểm chúng khá thú vị đó chính là chúng rất dễ trồng và thường được dùng để trang trí tán cây bonsai, cuốn lên thân cây lũa, dán lên các tảng đá bên trong hồ thủy sinh. Mặc dù là dòng cây không nhất thiết phải cần tới co2 nhưng chúng lại rất cần tới nhiệt độ, ở môi trường nhiệt độ mát mẻ chúng sẽ rất dễ sống. Bạn cũng có thể trồng chúng mà không cần tới khí co2 và phân nền, tuy nhiên việc châm thêm phân nước để bổ sung giúp chúng có thể phát triển tốt là điều cần thiết.
Với những chiếc lá có hình dạng đặc thù giống như những lưỡi cưa cắt gỗ thì dòng cây này không quá khó để nhận biết. Liễu Răng Cưa cũng thuộc những dòng cây thủy sinh dễ trồng và chăm sóc, Ngoài những người chơi thủy sinh thì những anh em nuôi tép cảnh cũng rất hứng thú với dòng cây thủy sinh này bởi chúng không cần tới việc cung cấp khí co2 để trồng. Liễu răng cưa cũng có thể sử dụng cho các hồ thủy sinh dạng bán cạn, bởi chúng có thể thích nghi cả 2 môi trường nước và cạn. Tuy nhiên về mặt hình dạng và màu sắc ở những chiếc lá khi trồng trên cạn và dưới nước chúng sẽ khác nhau 1 chút. Nếu như ở trên cạn thì dòng cây này có những chiếc lá màu xanh thì khi dưới nước với điều điện đầy đủ ánh sáng, dinh dưỡng và co2 chúng sẽ cho ra những chiếc lá màu ửng đỏ.
Mặc dù trồng loại cây này không cần phải tới co2 nhưng vì là dòng tiêu thảo nên chúng khá khó chịu về môi trường, chúng cần một môi trường nước thực sự ổn định, có nhiệt độ mát. Dòng cây thủy sinh này thường được trang trí trong bể cá cảnh hoặc bên trong hồ thủy sinh. Do có kích thước nhỏ nên dòng cây này đường được đảm nhiệm vị trí tiền cảnh, trung cảnh hoặc điểm bố cục khe núi đá.
Rau Má Nhật thuộc tuýp những dòng cây thủy sinh siêu dễ trồng, chúng thường xuất hiện ở các bố cục hồ thủy sinh dạng rừng núi chứa nhiều lũa bởi chúng sẽ leo lên các thân cây lũa tạo nên một cảnh quan rất tự nhiên. Nếu bạn sử dụng loài cây này ở vị trí gần mặt nước nơi có những khúc lũa nhô lên cao khỏi mặt hồ, rất có thể chúng sẽ bám vào đây là leo ra khỏi mặt nước trông rất thú vị.
Hồng Ba Tiêu là dòng cây thủy sinh dễ trồng chúng có tốc độ phát triển tương đối nhanh, khi phát triển lên cao chúng sẽ xuất hiện những bộ rễ từ thân cây mọc ra và đổ xuống phía dưới nền của hồ thủy sinh thoạt nhìn sẽ thấy khá giống với các cây đa cổ thụ. Ở những chiếc lá cạn thì cây Hồng Ba Tiêu sẽ có màu tím tuy nhiên khi cây được hạ thủy trồng dưới nước màu sắc lá của chúng sẽ đổi qua màu xanh.
Cây thủy sinh Rau thơm được trồng phổ biến trong các môi trường hồ thủy sinh và cá cảnh, chúng có xu hướng mọc thành cụm đan xen tạo thành một lùm cây đặc trưng và rất nổi bật bên trong bể nuôi trồng. Rau thơm là dong cây thủy sinh thuộc dạng cắt cắm, vì vậy chúng cũng có tốc độ phát triển rất nhanh, bạn sẽ phải thường xuyên cắt tỉa và tạo hình cho chúng để có độ thẩm mỹ cao khi trồng.
Cỏ Bắp Mỹ là dòng cây thủy sinh có tốc độ phát triển trung bình, với vẻ ngoài mỏng manh của những chiếc lá khi được trồng trong bể thủy sinh sẽ tạo cảnh vật thướt tha rất đẹp. Chúng dễ trồng ngay cả khi điều kiện co2 không có, tuy nhiên việc bổ sùn dinh dưỡng là điều cần thiết để cây có thể phát triển khỏe mạnh. Vị trí thường được trồng của cây cỏ này là trung cảnh hoặc tiền cảnh đối với các dạng hồ thủy sinh dạng cắt cắm theo phong cách thủy sinh Hà Lan.
Bucep là dòng cây thủy sinh khá đa dạng về chủng loại, đối với những dòng cây có ID thấp (id thấp là những dòng bucep không có màu sắc đỏ, tím sặc sỡ), bạn vẫn hoàn toàn có thể trồng chúng mà không nhất thiết phải cung cấp khí co2. Bucep cũng là dòng cây thủy sinh thường xuyên được xuất hiện bên trong bể nuôi tép của người chơi. Mặc dù không cần co2 nhưng Bucep cũng khá kén môi trường nước, do vậy chúng tôi vẫn khuyến cáo bạn sử dụng cây khi trồng trong điều kiện không có co2 thì chỉ nên trồng bên trong bể nuôi tép hoặc bể thủy sinh, không nên nuôi chúng bên trong bể nuôi cá cảnh.
Vảy ốc xanh (rotala green) cái tên gắn liền với màu sắc của chúng, với một màu xanh mướt tạo cảnh quan cho bể cá và bể thủy sinh rất phù hợp. Cây vảy ốc xanh có tốc độ phát triển mạnh mẽ do thuộc dòng cây thủy sinh cắt cắm nên chúng sẽ phải thường xuyên cắt tỉa đặc biệt đối với các bể thủy sinh có nhiều dinh dưỡng, cốt nền.
Là một dòng cây thủy sinh ít phổ biến, tuy nhiên chúng lại rất dễ trồng và có sức sống mãnh liệt. Cây Đuôi Phụng có sải tán xòe rộng rất thíc hợp trồng điểm bố cục bên trông bể thủy sinh. Nhiều người mới chơi thủy sinh hay bị nhầm lẫn giữa cây đuôi phụng và cây rong đuôi phụng, 2 dòng cây này hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên chúng có một đặc điểm chung là dễ chăm sóc ngay cả khi điều kiện co2 không có.
Thanh Đản có 2 dòng một là dòng màu xanh 2 là dòng màu hồng cam hay còn gọi là Thanh Đản Hồng, cả hai laoij này đều thuộc dòng cây thủy sinh dễ trồng, tuy nhiên đối với thanh đản hồng để cây có thể lên được màu sắc hồng bạn cần phải chăm sóc chế độ đèn mạnh, đủ dưỡng và co2, nếu không chúng cũng sẽ chỉ dừng lại ở màu xanh. Cây thủy sinh Thanh Đản được trồng khá nhiều bên trong bể cá, chúng hoàn toàn có thể phát triển dưới điều kiện không co2 và không dinh dưỡng nền như môi trường bể nuôi cá cảnh.
Bạn sẽ ngạc nhiên với sức sống mãnh liệt của dòng cây thủy sinh này, Cỏ Thìa là dòng cây xuất hiện ở ngoài tự nhiên khá nhiều, chúng có sức sống mạnh mẽ có khả năng chịu nhiệt tốt, ngay cả khi được trồng bên trong bê nuôi cá khi mà nhiệt độ lên tới 30 độ C. Bên trong bể trồng cây cỏ thìa nếu bạn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho chúng, chúng sẽ có một bộ rễ rất đáng kinh ngạc, nhờ bộ rễ khỏe này mà nó giúp cây có sức sống rất tốt so với các dòng cây thủy sinh khác.
Hoàng Quang Thảo cũng giống như cây cỏ thìa, chúng có sức sống rất mãnh liệt, đối với một chiếc bể đầy đủ dinh dưỡng chúng có có những chiếc lá to dài. Chúng sẽ đẻ nhánh và phân trồi liên tục đặc biệt là bên trong môi trường hồ thủy sinh. Hoàng Quang Thảo cũng thường được người chơi cá cảnh sử dụng để trang trí cảnh vật cho bể cá bởi chúng không cần co2 và đất nền vẫn có thể phát triển được bên trong hồ nuôi cá cảnh.
Trong các dòng trân châu có lẽ trân châu cao là dòng cây thủy sinh dễ trồng nhất, chúng có chiều hướng mọc nhô lên cao không như các dòng trân châu bò nền tạo thành thảm thực vật xanh mướt khác. Cây thủy sinh Trân Châu Cao thường được sử dụng để trồng làm hậu cảnh các bể thủy sinh dạng shallow tank (dạng bể lùn và dài). Sẽ rất ấn tượng nếu bạn trồng loại cây này phía sau bể thủy sinh của mình bởi chúng sẽ tạo nên một bụi cây xanh mướt rất đẹp. Mặc dù không cần tới co2 để phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên chúng cũng cần phải có dinh dưỡng để có thể trồng. Nếu hồ thủy sinh của bạn chủ yếu là cát, sỏi, nền trơ thì hãy bổ sung thêm cho chúng dinh dưỡng dạng nước gồm các thành phần (NPK).
Cỏ Ranong là loài cỏ thủy sinh khá cao, do vậy chúng chủ yếu được đảm nhiệm vai trò trồng hậu cảnh. Cỏ Ranong rất dễ trồng, chúng hoàn toàn có thể trồng được bên trong hồ nuôi cá cảnh hoặc thủy sinh. Nếu là môi trường hồ cá cảnh, để trồng loại cây này được thì bạn nên trồng chúng dưới lớp cát hoặc sỏi nền của hồ nuôi cá. Để cỏ luôn xanh mướt bạn nên cung cấp thêm cho chúng chút dinh dưỡng dạng nước đầy đủ 3 thành phần NPK. Cỏ Ranong sẽ cao đụng mặt nước rồi sau đó ngả theo chiều của dòng nước chứ không mọc trồi ra khỏi mặt nước.
Tảo cầu Moss Ball marimo là loại cây thủy sinh khá phổ biến, thường được sử dụng để trang trí các bể nuôi tép cảnh, hoặc các bể nuôi cá size nhỏ. Tảo cầu có dạng hình tròn với những sợi rêu tủa ra như những sợi lông tơ nhỏ màu xanh mướt trông rất bắt mắt, đây cũng là loại rêu mà các loại tép cảnh rất thích thú, chúng sẽ thường chuyên bám lên tảo cầu để chơi. Tảo cầu Moss Ball marimo phát triển khá chậm, chúng rất ưa môi trường có nhiệt độ mát khoàng 20-28 độ C.
Chắc hẳn đi đâu đó bạn đã từng bắt gặp dòng cây thủy sinh có những chiếc lá giống như những chiếc xúc tu của Bạch Tuộc này, đúng vậy, Láng Xoắn là dòng cây thủy sinh rất dễ trồng và khá phổ biến đặc biệt đối với người chơi các dòng cá dạng Biotope. Láng Xoắn thường được điểm vào các gốc lũa, đá bên trong hồ thủy sinh Biotope hoặc hồ thủy sinh. Chúng vẫn có thể phát triển tốt dưới điều kiện không cần tới co2.
Tổng kết: Trên đây là danh sách 25 cây thủy sinh không cần co2 phổ biến hiện nay. Một lưu ý đối với các bạn đó là các cây thủy sinh trên đây mặc dù không cần co2 nhưng do là thực vật sống nên chúng cần phải có dinh dưỡng và ánh sáng để có thể phát triển, do vậy nếu hồ của bạn thiếu dinh dưỡng phân nền thì hãy bổ sung các loại phân nước để giúp chúng phát triển nhé. Gợi ý loại phân nước tổng hợp NPK bạn có thể tham khảo ở đường link này
Bạn đã thêm 0 sản phẩm.
Tổng số lượng là 0.
Thanh toán | 0₫ |
---|