Blog

Ốc hại trong bể thủy sinh nguyên nhân và cách xử lý

Viết bởi Shop Thủy Sinh
31/10/2023 (1 năm trước)

Khi nuôi trồng các loại thực vật trong bể thủy sinh, nỗi ám ảnh của người chơi có lẽ là vấn đề ốc hại chúng không chỉ phá hủy cây thủy sinh của bạn mà còn làm mất cảm quan của chiếc bể thủy sinh.

Vậy nguyên nhân tại sao những loài ốc này lại xuất hiện ở trong bể thủy sinh của bạn là gì, những loại ốc gây hại phổ biến bên trong hồ thủy sinh gồm những loài nào? Trong bài viết này chúng tôi sẽ mời bạn cùng khám phá chi tiết về các vấn đề liên quan đến những loài ốc đáng ghét này để bạn có cái nhìn tổng quan về chúng, cách xử lý chúng một cách hiệu quả.

Nguyên nhân các loại ốc hại xuất hiện trong bể thủy sinh của bạn:

  • Nguyên nhân thứ nhất: Một trong những nguyên nhân chính đó là các nguồn gốc cây thủy sinh của bạn mua từ các cửa hàng có sẵn các loại ốc con hoặc trứng ốc bám trên cây, khi bạn đem cây và trồng vào trong bể thủy sinh của bạn và chúng bắt đầu phát triển và bùng phát.
  • Nguyên nhân thứ 2: Một trong những điều mà người chơi thủy sinh rất ít để ý đó chính là các loại chất nền như phân nền, đá, sỏi những vật liệu này đã được bám sẵn các loại trứng ốc ngày từ ban đầu lúc bạn setup bể. Hoặc ngay cả khi bạn sử dụng các loại phân nền mới từ các hãng sản xuất, 1 tỉ lệ nhỏ trong chúng chưa được xử lý triệt để vẫn có nguy cơ mang theo các loại trứng ốc hại này.

Các loại ốc hại phổ biến:

Dưới đây là một số loài ốc hại bạn sẽ thường xuyên thấy xuất hiện bên trong bể nuôi trồng thủy sinh hoặc cá cảnh của mình:

Ốc bàng quang (Physella):

Ốc này có tên khoa học là Physella, đây là loại ốc có chiếc vỏ rất mỏng, chúng dễ dàng bị vỡ lớp vỏ nếu như tác động mạnh vào lớp vỏ này. Đây là loài ốc có sức tàn phá cây thủy sinh của bạn mạnh mẽ nhất, chúng có thể ăn được các loại lá mỏng tới dày, hoặc thậm chí cả thân của cây thủy sinh chúng cũng có thể ăn và bào mòn.

Ốc sao hoặc ốc Mũ (Ferrissia):

Loài ốc này thuộc chi Ferrissia gần giống với Acroloxus lacustris chúng có vỏ ngoài màu trắng sữa và hình bầu dục. Thoạt nhìn bạn bên trong bể chúng giống như trứng ốc nhưng to hơn. Loài ốc này không gây hại đối với cây thủy sinh, nhưng do chúng phát triển nhanh chóng và bám vào các mảng kính, lá cây, tẳng đá bên trong bể thủy sinh gây mất thẩm mỹ cho người nhìn.

Ốc tấm (Planorbidae):

Loài ốc này cũng không hẳn là ốc hại, thậm chí chúng còn ăn các loại rêu tảo bám kính và bám lá bên trong hồ thủy sinh. Tuy nhiên vì tốc độ sinh trưởng của chúng rất nhanh và chúng sẽ nhanh chóng lấp đầy không gian bên trong bể nuôi trồng thủy sinh, tép cảnh, cá cảnh của bạn gây nên cảm giác xấu về thị quan của người chơi, vì vậy chúng thường được người chơi thủy sinh không mấy yêu thích.

Ốc tháp gai (Mieniplotia scabra):

Ốc tháp gai có tên kha học là Mieniplotia scabra chúng có hình dạng hơi xoắn, trên thân ốc có những mô gai nhỏ nhám (không gây sát thương), kích thước khi trưởng thành khoàng 2,5cm. Chúng vô hại với cây thủy sinh, tuy nhiên do tốc độ bùng phát về doanh số sinh sản của chúng khiến người chơi không thể kiểm soát được, vì vậy loại ốc này cũng không được chào đón bên trong bể nuôi trồng thủy sinh.

Làm cách để diệt ốc hại:

Rất khó để có thể diệt ốc hại một cách triệt để, biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa là kiểm soát mọi nguyên liệu ngay từ khi bắt đầu thiết lập hồ thủy sinh. Dưới đây chúng tôi gợi ý giúp bạn một vài biện pháp hiệu quả được nhiều người chơi thủy sinh sử dụng:

  1. Sử dụng biện pháp tự nhiên: bạn có thể sử dụng biện pháp tiêu diệt ốc hại bằng cách sử dụng thêm loài ốc helena, đây là loài ốc khá hiệu quả trong việc sử lý ốc hại (tuy nhiên không phải tất cả chúng đều có thể xử lý được - ví dụ như ốc mũ, chúng bám chắc vào bên thành kính). Một nhược điểm của loài ốc này đó là chúng sẽ tiêu diệt luôn cả các loài ốc có hại như ốc Nerita, ốc táo.
    Ốc Helena hoạt động ra sao: Chúng sẽ tiến gần tới các loài ốc khác và sử dụng phần râu có thể phóng chất dịch làm tê liệt nạn nhân, và sau đó chúng và đồng bọn sẽ tới hút hết thịt của các loài ốc bị chúng chích.
    Thủ công: Biện pháp bắt ốc thủ công bằng tay cũng được cho là rất hữu hiệu khi mà hồ của bạn mới chớm bị ốc hại tấn công.
  2. Biện pháp dùng chế phẩm: Một vài loại chế phẩm sinh học được gợi ý như diệt sán Z1 của hãng SL-Aqua hoặc Zero, đây là 2 sản phẩm triết xuất từ các thành phần tự nhiên do vậy chúng không ảnh hưởng tới cá, tép hoặc cây cối bên trong hồ thủy sinh. Nhược điểm của loài này là duy trì chất bên trong hồ rất lâu, nên bạn hãy cẩn trọng khi sử dụng vì chúng gây hại đối với tất cả các loài ốc có tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt của hồ.
Lưu ý: đối với ốc sao hoặc ốc mũ khi sử dụng 2 biện pháp trên sẽ không đạt hiệu quả. Nếu hồ của bạn bị ốc mũ tấn công thì hãy chịu khó dùng dao cạo rêu cạo chúng rơi xuống đáy nền và sử dụng ống hút cặn và hút loại bỏ chúng ra khỏi ngoài hồ.

Bài viết liên quan

Danh mục
Giỏ hàng

Bạn đã thêm 0 sản phẩm.
Tổng số lượng là 0.

Thanh toán 0₫